Sunday, August 24, 2008

TODAY NEWS

Cuối tháng 10 sao chổi đâm vào trái đất

Sao chổi nhìn từ mặt trăng khi đi qua trái đất.
Ảnh: Cwagoner.astroshots.net

Nhiều tạp chí khoa học của nước ngoài cho hay, một sao chổi cỡ lớn bay với tốc độ rất cao có thể đâm vào trái đất vào cuối tháng 10 này, gây ra động đất, lở tuyết với sức tàn phá lớn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Việt Nam, đây chỉ là cú va quệt nhẹ.

Hai tuần trước, nhà thiên văn học người Nga Nikolai Fedorovsky nhìn thấy sao chổi kia qua kính viễn vọng và tính toán đường đi của nó. Ông dự báo, các nhà thiên văn học có thể chụp được ảnh sao chổi khủng khiếp đó nếu may mắn, và có thể đây sẽ là một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

Theo các nhà khoa học, lúc nào trái đất cũng phải hứng chịu hàng tá mảnh thiên thạch cỡ nhỏ (đường kính 1 m) hay bụi vũ trụ. Thiên thạch càng nhỏ, khả năng va chạm với trái đất càng lớn. Và kết quả của cuộc va chạm là trái đất sẽ bị bao phủ bởi "vết bỏng vũ trụ" (những cái hố có chiều ngang hàng trăm cây số).

Về thông tin sao chổi sắp gây họa cho trái đất, ông Phan Văn Đồng, thư ký Hội thiên văn học Việt Nam cho biết, theo những tài liệu khoa học đáng tin cậy mà ông có được, đặc biệt là tạp chí Thiên văn của Mỹ tháng 10, thì trong tháng này chỉ xuất hiện hai sao chổi có tên là Iris và Saye. Hai sao chổi này không quan sát được bằng mắt thường và phải dùng kính thiên văn chuyên dụng mới phát hiện ra. Điều đó có nghĩa là cả hai sao chổi trên đều ở rất xa Trái Đất và ít có khả năng va chạm vào hành tinh của chúng ta.

Cũng theo ông Đồng, trái đất đã rất nhiều lần va chạm với sao chổi nhưng chỉ quệt nhẹ với đuôi sao mà thôi. Còn việc cả sao chổi lao vào thì chưa hề có. "Nếu có thì khó có thể hình dung trái đất bây giờ ra sao", ông Đồng nói.

Tuy nhiên, dù chỉ có va chạm kiểu "quệt nhẹ", do hiệu ứng cộng hưởng, sức mạnh có thể nhân lên nhiều lần, và gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng trên trái đất với các cơn sóng thần, động đất...

Ông Đặng Mộng Lân, thành viên của Hội thiên văn học Việt Nam cũng cho rằng, không nên quan trọng hoá chuyện sao chổi tháng 10, vì nếu có va chạm thì cũng chỉ là cú sượt nhẹ mà thôi. Bởi theo ông, từ trước đến nay, hầu hết các dự báo về việc va chạm giữa sao chổi và Trái Đất đều quá mức và thực tế không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tất nhiên, thông tin khoa học cần phải được xem xét một cách nghiêm túc và theo dõi đều đặn để có biện pháp đối phó.

Theo ông Lân, nếu quả thực thông tin trên là đúng thì sẽ có cách phòng tránh, chẳng hạn như phóng tên lửa có chứa đầu đạn hạt nhân làm chệch quỹ đạo bay của sao chổi.

(Theo Khoa Học & Đời Sống)

No comments: